DH08NY - ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

DH08NY - ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM

Vì một tập thể luôn vững mạnh
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng Nhập  
Đăng Nhập
Tên truy cập:
Mật khẩu:
Đăng nhập tự động mỗi khi truy cập: 
:: Quên mật khẩu
Navigation
 Portal
 Diễn Đàn
 Thành viên
 Lý lịch
 Trợ giúp
 Tìm kiếm
Latest topics
» Làm trang web
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime12/19/2011, 3:09 pm by phuong_hieu9x

» Thiết kế website chuyên nghiệp
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime12/19/2011, 3:09 pm by phuong_hieu9x

» Thêu tay đậm nét truyền thống con người Việt
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime10/6/2011, 11:09 am by phuong_hieu9x

» Tài liệu học tập! Có bổ sung mới!!
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime9/9/2011, 11:41 pm by DH08NY

» THÔNG BÁO (Về việc thi chuẩn đầu ra tiếng Anh B1) - ĐỢT MỚI
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime9/9/2011, 11:19 pm by DH08NY

» Thông báo về học bổng! Ai có khả năng thì xin mời nha!
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime9/9/2011, 11:15 pm by DH08NY

» Tài liệu năm 4
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime8/18/2011, 5:49 pm by DH08NY

» Chết cười với thư của bà mẹ 'tóc vàng hoe'
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime8/14/2011, 10:19 am by Nhok_Daica

» Máy kích điện giải pháp cho mọi nhà
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime8/11/2011, 9:08 am by phuong_hieu9x

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  
CalendarCalendar
Thống Kê
Hiện có 1 người đang truy cập Diễn Đàn, gồm: 0 Thành viên, 0 Thành viên ẩn danh và 1 Khách viếng thăm

Không

Số người truy cập cùng lúc nhiều nhất là 6 người, vào ngày 6/21/2018, 6:00 pm
Top posters
DH08NY
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
Nhok_Daica
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
phuong_hieu9x
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
cuemcuba
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
nguyenminhquan
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
08141067
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
dangkhanhnguyenst
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
The_Hiep
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
hoaianh341
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
kieunuongvnn
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_lcapNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_voting_barNghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_vote_rcap 
Most Viewed Topics
Thông báo về việc đăng ký thi chuẩn đầu ra ngoại ngữ không chuyên – tiếng Anh
Chuẩn đầu ra Anh Văn
Nuôi hào - Một vốn bốn lời!
TLTK: RỪNG NGẬP MẶN CẦN GIỜ
THÔNG BÁO (Về việc thi chuẩn đầu ra tiếng Anh B1) - ĐỢT MỚI
Giới thiệu doanh nghiệp
Hình "đợp" DH08NY!! Thực tập - Vũng Tàu - Cần Giờ
Các file ghi âm của bạn Hiến!!!
Tài liệu học tập! Có bổ sung mới!!
Hướng dẫn download với link mediafire

 

 Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu

Go down 
Tác giảThông điệp
DH08NY
Admin
Admin
DH08NY


Tổng số bài gửi : 40
Join date : 25/05/2011
Age : 15
Đến từ : Đại học Nông Lâm - Tp HCM

Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu Empty
Bài gửiTiêu đề: Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu   Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu I_icon_minitime7/3/2011, 10:13 am

Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu



Tác giả: Tạ Quang Ngọc(*)


Bài đã được xuất bản.: 02/07/2011 06:00 GMT+7







(VEF.VN) - Nay dầu càng trở nên khan dần và
cực kỳ đắt đỏ. Thế mạnh của nghề cá biển trước là nhờ có dầu, thì nay
dầu là nỗi đau đầu cho các nhà hoạch định phát triển nghề cá và dường
như cũng là sự bế tắc đối với những người sản xuất.




LTS: Nghề cá Việt
Nam và thế giới, chiếm vai trò quan trọng về an ninh thực phẩm, bảo vệ
tài nguyên, môi trường và góp phần bảo vệ chủ quyền - đang đứng trước
nhiều mối hiểm họa. Cần phải có một tư duy mới để phát triển nghề cá và
kinh tế biển.



Bài viết dưới đây của nguyên Bộ
trưởng Bộ Thuỷ sản Tạ Quang Ngọc, đã được đăng ở một tạp chí chuyên
ngành, vẫn nguyên giá trị khi đề cập đến các vấn đề thời sự liên quan
đến ngư dân, nghề cá và kinh tế biển.



Diễn đàn Kinh tế Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết này. Mọi ý kiến tranh luận xin gửi về [You must be registered and logged in to see this link.] hoặc phần thảo luận phía dưới.


Sẽ nghèo đói nếu thiếu vắng nghề cá


"Không có Nghề cá, và nếu thiếu vắng Ngư dân thì có lẽ loài người đã nghèo khó hơn nhiều".


Nhận xét có tính giả định trên là của Alexander Fridman trong cuốn Nghề cá thế giới - việc gì cần phải làm?
do nhà xuất bản BAIRD, Australia ấn hành vào thời điểm chuyển giao
thiên niên kỷ và nhân loại chuẩn bị bước vào thế kỷ XXI. Nhận xét trên
cũng quá đủ để nói lên tầm quan trọng và sự đóng góp của ngư dân và nghề
cá đối với nhân loại từ nhiều ngàn năm lịch sử đến nay.


Theo tiếp cận Hệ thống, Nghề cá (FS) là
một hệ phức hợp bao gồm các cấu phần vật chất (kể cả hạ tầng cơ sở),
sinh học, xã hội và cả các cấu phần vô hình nữa. Tất cả những gì trong
ngành thuỷ sản và các nhánh sản xuất hỗ trợ cho thuỷ sản đều là những
cấu phần của hệ thống này, chẳng hạn như nguồn lợi thuỷ sản, môi trường
biển và người dân tham gia.


Hiện nay, với mức độ toàn cầu hoá, mà
trước hết là trong thương mại và trong giải quyết các vấn đề tài nguyên
và môi trường, phạm vi của nghề cá theo tiếp cận hệ thống cũng như cơ
chế tương tác của các cấu phần của hệ thống này xuất hiện thêm và trở
nên đậm nét thêm cùng với những cơ chế tương tác mới, chẳng hạn việc
phát triển nghề cá thương mại có tính công nghiệp cao và sự xuất hiện
khuynh hướng tăng mạnh về nuôi thuỷ sản trong hơn ba thập niên qua tạo
ra một cơ cấu lao động mới, cơ cấu ngành mới ở nhiều nơi.


Dẫu vậy, những đặc điểm có tính bản chất
của nghề cá vẫn không thay đổi bao nhiêu và rất dễ nhận ra, nhất là ở
những hệ thống nghề cá quốc gia (NFS) nơi đặc trưng bởi nghề cá quy mô
nhỏ, một loại hình nghề cá tập hợp đến 95% ngư dân thế giới, đang sản
xuất ra phần lớn thuỷ sản dùng cho thực phẩm và đồng thời cũng là đại
diện cho tính chất của hệ thống nghề cá thế giới (WFS).


Tính gần như "bất biến" đó được quy định
bởi những đặc trưng có tính phổ quát của các cộng đồng nghề cá và ngư
dân trong cộng đồng đó, tạo nên những nền tảng xã hội và văn hoá các
cộng đồng dân cư ven biển.


Vì thế, đúng như James R. McGoodwin, trong cuốn Tìm hiểu văn hoá các cộng đồng nghề cá - Chìa khoá đi vào quản lý thuỷ sản và an ninh thực phẩm do FAO ấn hành năm 2001, nói rằng: Cái cần nhấn mạnh trong khoa học, thực tiễn và chính sách quản lý Nghề cá là ở chỗ Nghề cá là một hiện tượng của con người.
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu Ngudan1.7_1309513741
"Không có Nghề cá, và nếu thiếu vắng Ngư dân thì có lẽ loài người đã nghèo khó hơn nhiều" (ảnh [You must be registered and logged in to see this link.])



Về thực chất, nghề cá
là nơi mà hoạt động của con người gắn với các hệ sinh thái và các tài
nguyên tái tạo. Và từ đó ông cho rằng "Điều cần thiết là các công chức
thuỷ sản phải tư duy lại về bản thân hai chữ nghề cá, cần hiểu rõ
rằng nhiệm vụ của họ không chỉ là việc quản lý nguồn lợi tự nhiên và
các hệ sinh thái mà còn phải giành nhiều hơn cho việc quản lý con người -
những người hành nghề thuỷ sản".


Một tiếp cận khác, tiếp cận từ khái niệm An ninh thực phẩm
(ở đây tôi không sử dụng thuật ngữ An ninh lương thực). An ninh thực
phẩm được hiểu một cách đầy đủ theo định nghĩa đã được Hội nghị Dinh
dưỡng thế giới tại Roma Italia tháng 12 năm 1992 sử dụng, Do định nghĩa
này cũng được nhiều tài liệu của chúng ta đề cập đến nên ở đây tôi
không nhắc lại, chỉ muốn nhấn mạnh vào "Hai bộ đôi": (1) Tính dồi dào và
khả năng tiếp cận thực phẩm tại mọi nơi và mọi lúc từ cấp quốc gia tới
cấp gia đình; và (2) Dinh dưỡng cùng với An toàn vệ sinh thực phẩm phải
có cho mọi người;


Khi nói đến khả năng tiếp cận thực phẩm
trong các cộng đồng nghề cá, năm 1995, tại Hội nghị quốc tế về Đóng góp
của Thuỷ sản cho An ninh thực phẩm, Kyoto, Nhật Bản tháng 12/1995 do FAO
tổ chức đã đặt ra yêu cầu là "có đủ điều kiện sức lực và kinh tế để có
đủ thực phẩm cho tất cả các thành viên trong gia đình mà không bị bất kỳ
rủi ro nào làm mất đi cơ hội tiếp cận đó".


Rõ ràng điều quan trọng và nhấn mạnh hơn
chính là khả năng lao động và thu nhập cũng như các cung ứng xã hội
khác đối với người tham gia nghề cá. Mặt khác, chính những người làm ra
con tôm con cá không những mang dinh dưỡng cho mọi người mà phải thực
hiện sản xuất sạch theo nghĩa an toàn vệ sinh thực phẩm từ chính công
đoạn đầu của chính họ.


Có thể diễn giải nhiều nữa, nhưng chỉ từ
hai cách tiếp cận trên cũng đủ thấy rằng, tiêu điểm, và cũng là chủ thể
trong phát triển và quản lý nghề cá chính là ngư dân và các cộng đồng
của họ.


Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu


Từ đó, với Nghề cá thế giới, kể cả thuỷ
sản Việt Nam ta, tư duy trong quản lý phải có sự đổi mới cần thiết theo
hướng nhấn mạnh hơn về những nhân tố quan trọng này của nghề cá, nhất là
trong điều kiện hiện nay.


Tư duy đó phải được thể hiện không chỉ
đơn thuần trong cải cách thủ tục hành chính, mà phải từ trong tư tưởng
chiến lược, trong việc xây dựng quy hoạch phát triển, trong xây dựng các
chính sách và cách thức thực thi các chính sách đó, đặc biệt là các
chính sách nâng cao dân trí trong cộng đồng và phát huy năng lực sáng
tạo của ngư dân, những người trong cái khó trên biển thực sự đã hình
thành nên bản lĩnh và có rất nhiều sáng tạo từ cái nền trải nghiệm độc
đáo, không ai có của họ.


Ngay ở nước ta nền trải nghiệm độc đáo đó cũng mới còn khai thác rất hiếm hoi và khái quát lên ở mức rất hạn chế.


Ernest Hemingway nổi tiếng nhất với tiểu thuyết Ông già và biển cả
từ đầu những năm năm mươi. Cuốn tiểu thuyết xuất bản năm 1952, năm 1953
ông nhận gải thưởng Pulitzer qua tác phẩm này, và nhờ nó ông cũng nhận
giải thưởng Nobel văn học năm 1954


Chính từ cái đạo lý trong đấu tranh giữa
sự sinh tồn và lòng yêu thiên nhiên của ông lão Santiago người Cuba,
nhân vật chính trong truyện này, mà A.Fridman đã coi Nhà văn như người
thầy thứ hai của mình, người thầy về trải nghiệm nghề cá (người thầy thứ
nhất của ông là giáo sừ.I. Baranov).


Xưa nay, ở Việt Nam cũng có và có nhiều
ngư dân như ông lão Santiago lắm chứ! Dựa vào biển, gắn bó với biển và
phải giành giật miếng ăn hàng ngày từ biển cả mình gắn bó đâu phải chỉ
có ông già Santiago ở vùng biển xa xôi kia mới trăn trở!


Trong khá nhiều tài liệu về nghề cá, các
phân tích thường tập trung vào việc minh chứng rằng sau thời kỳ phát
triển mạnh từ giữa thế kỷ trước, nay nghề cá đang trong giai đoạn khủng
hoảng. Chưa nói đến khủng hoảng trầm trọng, nhưng khó khăn trong nghề cá
và khó khăn về cuộc sống và sản xuất của ngư dân thì ngày một chồng
chất.


Ở Việt Nam cũng vậy, ngay cả bây giờ,
sau khi nhà nước đã có những ưu tiên, đã từng coi là ngành mũi nhọn và
ưu ái ít nhiều các điều kiện sản xuất cho ngư dân. Cái khó của ngư dân
Việt Nam nằm trong cái khó của nghề cá toàn cầu cộng thêm với cái khó
của riêng mình, trong đó có cả những cái khó cố hữu.


Sự tăng trưởng nghề cá biển thế giới từ
sau Chiến tranh Thế giới II là rất đáng kể, từ khoảng 25 triệu tấn, sau
gần 60 năm đã tăng gấp hơn 4 lần thành 103 triệu tấn năm 2005.


Còn ở Việt Nam, theo thống kê thời pháp
để lại năm 1944 sản lượng cá biển mới là 127.200 tấn, thì giờ đã ở mức
2,5 triệu tấn, tức là gần 20 lần trong hơn sáu thập kỷ! Kết quả là nguồn
lợi đang đà suy kiệt và trở nên khan hiếm, môi trường sinh thái biển,
cái nôi để nguồn lợi được tái tạo dần bị suy thoái. Đối với người đi
biển, miếng ăn hôm nay kiếm khó hơn, tốn kém hơn, còn miếng ăn ngày mai
thì đang bị đe dọa.


Sự tăng trưởng mạnh của nghề cá biển
trong giai đoạn này có được là nhờ những thành tựu trong công nghệ,
những tiến bộ trong tìm kiếm ngư trường và đàn cá, nhờ đẩy mạnh cơ giới
hoá dựa trên sự dồi dào của dầu mỏ. Nay dầu trở nên khan dần và cực kỳ
đắt đỏ. Cái thế mạnh của nghề cá biển trước đây là nhờ có dầu, thì nay
dầu là nỗi đau đầu cho các nhà hoạch định phát triển nghề cá và cũng
dường như là sự bế tắc đối với những người sản xuất. Nhất là trong điều
kiện những khó khăn về môi trường, nguồn lợi.


Với sự phát triển của đất nước, biển
ngày càng được khai thác tổng hợp hơn. Dầu khí, giao thông và du lịch là
những ngành mới ở nước ta, nghề cá có những "bạn đồng hành" mới quan
trọng, ngoài những gì thuận lợi thì sự chia sẻ nguồn lực, thu hẹp ngư
trường, cũng như mức độ ô nhiễm các vùng ven bờ cũng đã và đang là những
khó khăn không nhỏ đối với nghề cá và các cộng đồng ngư dân ven biển,
hải đảo.


Hiểu thực cặn kẽ và thực thi trách nhiệm nhất Chiến lược Biển Việt Nam đến năm 2020 thì những quan ngại trên mới hy vọng dịu bớt.


Cùng với những khó khăn trên, có thể kể
ra những cái khó, cái nguy hiểm đối với ngư dân và sản xuất của họ trên
biển, mà trước hết là thiên tai và những vụ việc diễn ra trên biển liên
quan đến vấn đề chủ quyền vùng biển nước ta.


Với thiên tai, những cái bất thường như
bão, lốc, xẩy ra nhiều hơn, đa dạng hơn, hậu quả về người và tài sản
thật đáng kể, thời gian sản xuất trên biển co lại, những hiện tượng có
tính xu hướng liên quan đến sự nóng lên của trái đất thì như đang "chờ
đón" các cộng đồng ngư dân sinh sống trên mặt tiền của đất nước.


Còn những hiện tượng gây khó khăn và
nguy hiểm cho ngư dân hoạt động trên các vùng biển nước ta, nhất là ở
những vùng được gọi là chồng lấn hay tranh chấp, thì như năm vừa qua báo
chí đã nêu nhiều cũng như lên tiếng bất bình trước nhiều vụ việc.


Về đời sống các hộ làm ngư nghiệp, tôi
muốn trích ra một nhận định, được viết trong báo cáo của một đoàn điều
tra các cộng đồng và các hộ gia đình ven biển một số tỉnh năm 1996: Tỷ
lệ hộ gia đình có mức sống nghèo (thiếu ăn) cao nhất là các hộ ngư
nghiệp. Sự thấp kém về dân trí cũng được báo cáo này lưu tâm.


Hơn mười năm thuỷ sản tăng trưởng vượt
bậc nhưng sự tăng trưởng đó chưa đem lại mức cải thiện tương xứng về mức
sống và dân trí cho cộng đồng dân cư dựa vào Ngề cá, và cũng có thể nói
rằng cho Nghề cá nói chung.


Khi ta đang nhấn mạnh đến đào tạo để có
nguồn nhân lực cho nghề cá được công nghiệp hoá theo hướng hiện đại vào
năm 2020 thì cũng có thể nói thêm rằng "không thể có nguồn nhân lực tốt
hơn cho nghề cá biển một hai kì kế hoạch 5 năm tới nếu chỉ xuất phát từ
thực trạng mà không ít các cháu 10-15 tuổi hiện không được đến trường mà
phải ra khơi kiếm sống cùng người lớn. Chắc hành động của ta phải bắt
đầu từ đây chứ không phải từ các trung tâm tập huấn, đào tạo.


Là chiến lược trong nhiều năm và cũng là
bức xúc hiện nay, với ý nghĩa phát triển và nhân đạo, chú trọng và đầu
tư cho cộng đồng ngư dân ven biển và nghề cá phải đặt lên ưu tiên hàng
đầu trong bức tranh kinh tế - xã hội ven biển Việt Nam. Công việc không
chỉ của riêng ngành thuỷ sản hay chỉ trong chức năng Bộ NN&PTNT hiện
nay.


Và để kết thúc, tôi muốn trích James R. McGoodwin trong cuốn sách đã dẫn: "Quản
lý nghề cá muốn thành công hơn nữa thì phải gắn kết giữa văn hóa - xã
hội cộng đồng ngư dân với các quan tâm sinh học và kinh tế hiện nay.
Thước đo của sự thành công cuối cùng là mức độ cải thiện đời sống trong
các cộng đồng nghề cá
".


Và cũng xin nhắc lại câu nói của bà Elinor Ostrom, người cùng Oliver E. Williamson nhận giải Nobel kinh tế năm 2009: "Chính
người sử dụng tài nguyên sẽ định ra cơ chế sử dụng sao cho tài nguyên
ấy đem lại lợi ích khả dĩ chấp nhận được cho mọi người
".


Rõ ràng với chủ thể là ngư dân mà tìm vị
trí của nhà quản lý và các cơ quan quản lý, đổi mới tư duy và cung cách
trong quản lý nghề cá chúng ta mới vượt qua khó khăn hiện nay, đi đến
một nghề cá bền vững.


(*) Nguyên Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản
Về Đầu Trang Go down
https://dh08ny.forumvi.com
 
Nghề cá Việt Nam và những cái khó cố hữu
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Nghệ thuật tranh thêu tay
» Những tác phẩm 3D ngoạn mục khắp thế giới
» Thông báo từ PĐT
» ĐT Việt Nam: Đừng có chủ quan!
» Cảnh báo enrofloxacin cho tôm Việt Nam

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
DH08NY - ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM :: TIN TỨC - THÔNG BÁO MỚI :: Tin tức thủy sản-
Chuyển đến